Nghề thủ công

Cách làm Gốm Sứ thủ công truyền thống Việt Nam

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến thương hiệu gốm sứ Bát Tràng, những sản phẩm gốm sứ của Bát Tràng được những nghệ nhân trong làng làm ra. Với cách làm gốm sứ hoàn toàn thủ công và được cha truyền con nối, lưu giữ đến ngày nay.

Với đôi tay tài hoa của những nghệ nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm, sẽ biến cục đất vô tri thành những sản phẩm có hồn trở thành một sản phẩm có nhiều ý nghĩa, bạn sẽ thấy sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết của những người thợ khi chế tạo những sản phẩm, tạo hình, tạo dáng, vẽ hoa văn đều được thực hiện dưới đôi bàn tay đầy chất nghệ sĩ ấy, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh yên bình, không chút xô bồ, vội vã của phố phường đô thị thay vào đó là nơi những giá trị đặc trưng văn hóa được tôn vinh.

Tại làng Bát Tràng với phương pháp thủ công truyền thống sẽ có cách xử lý hoàn toàn truyền thống. Sau lấy nguyên liệu về sẽ được ngâm trong các bể chứa, có 4 bể với các độ cao khác nhau.

Bể cao nhất để ngâm đất sét khi mới lấy về và nước với thời gian ngâm từ 3 – 4 tháng. Sau khi đất nát được mang đi đánh đều, đánh tơi để đất hòa tan trong nước sẽ kết tinh thành hỗn hợp lỏng. Tiếp đó, sẽ đưa các hỗn hợp đó sang bể thứ 2 (gọi là bể lọc). Để đất lắng xuống, các tạp chất nổi lên.

Tiếp đến múc chất lỏng keo (gọi là hồ) sang bể thứ 3 (gọi là bể phơi), thời gian phơi hồ sẽ ké dài 3 ngày, tiếp đó sẽ đến bể ủ, với bể ủ ngày các tạp chất sẽ bị trừ khử với phương pháp lên men gia truyền.

Với khâu xử lý nguyên liệu tưởng như đơn giản như vậy, nhưng sẽ có nhiêu bước phức tạp hơn. Sẽ tùy vào từng loại sản phẩm mà các nghệ nhân pha chế thêm các chất phụ gia ở mức độ khác nhau để có sản phẩm như ý.

No products in the cart.